I. Thông tin chung
Tên tiếng Việt: Phòng Thanh tra - Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục
Tên tiếng Anh: Department of Educational Inspection - Testing and Quality Assurance
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà A1, Trường Đại học Y - Dược.
Điện thoại: 02083 840 589
Email: [email protected] hoặc [email protected]
Website: //tt-kt-dbclgd.gammillforcongress.com/
II. Quá trình hình thành và phát triển
Phòng Thanh tra - Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-TCCB ngày 09/02/2006 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Ban đầu, phòng chỉ có 04 cán bộ với 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 02 chuyên viên, trong đó 03 cán bộ là giảng viên kiêm nhiệm.
Đến ngày 04/6/2014 nhà cái uy tin tại việt nam ra Quyết định số 737/QĐ-ĐHTN v/v thành lập Phòng Khảo thí và ĐBCLGD trên cơ sở tách ra từ Phòng Thanh tra - Khảo thí và ĐBCLGD. Tại thời điểm đó phòng có 06 cán bộ với 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng là giảng viên kiêm nhiệm và 04 cán bộ chuyên trách 100%.
Đến ngày 30/8/2019 Trường Đại học Y - Dược ra Quyết định số 1446/QĐ-ĐHYD v/v giải thể Phòng Thanh tra - Pháp chế và đổi tên Phòng Khảo thí và ĐBCLGD. Tại thời điểm đó phòng có 08 cán bộ với 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng, số giảng viên kiêm nhiệm là 04 và số cán bộ chuyên trách 100% là 04.
Phòng Thanh tra - Khảo thí và ĐBCLGD tính đến tháng 3/2023 có 12 cán bộ, viên chức, trong đó có 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng, số giảng viên kiêm nhiệm là 09, số cán bộ chuyên trách 100% là 03.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 03 tiến sĩ, 08 thạc sĩ, 01 bác sĩ CKI; 02 cán bộ lãnh đạo phòng có thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục; 01 cán bộ có chứng chỉ bồi dưỡng kiểm định viên.
Trình độ chính trị: 01 cử nhân luật, 05 trung cấp lý luận chính trị.
Đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp: 04 giảng viên chính, 05 giảng viên, 01 chuyên viên chính, 02 chuyên viên và 01 kỹ thuật viên.
Trình độ ngoại ngữ, tin học: 02 cán bộ học sau đại học bằng tiếng Anh tại nước ngoài, 04 cán bộ có bằng Cử nhân Anh văn; các cán bộ khác đều có trình độ tiếng Anh A2 trở lên và tất cả cán bộ đều đạt chuẩn tin học IC3.
III. CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
1. Chức năng
Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động về công tác thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục & Đào tạo và của ĐHTN.
2. Nhiệm vụ
2.1. Công tác thanh tra
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác thanh tra của Trường theo năm học;
- Thanh tra về việc thực hiện quy chế, quy định về giáo dục đào tạo, bao gồm: thanh tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi, việc đảm bảo an toàn bí mật trong quy trình ra đề, tổ chức coi thi, tổ chức chấm thi, khớp phách, lên phương án điểm chuẩn, gọi thí sinh trúng tuyển, thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp đào tạo, quy chế đánh giá học sinh sinh viên, cấp văn bằng chứng chỉ...;
- Thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quan lý tài sản, tài chính, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ, công tác học sinh sinh viên theo yêu cầu của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý, thanh tra cấp trên;
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Thanh tra, xác minh các nội dung trong đơn thư tố cáo theo quy định của pháp luật về đơn thư tố cáo khiếu nại hiện hành khi có quyết định thanh tra.
2.2. Công tác Khảo thí:
- Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy về công tác khảo thí.
- Xây dựng kế hoạch chiến lược của đơn vị về công tác khảo thí và lộ trình thực hiện.
- Phối hợp với Phòng Đào tạo ban hành và thực hiện các quy định cụ thể về kiểm tra, thi kết thúc học phần, quản lý và thông báo điểm kiểm tra, điểm thi đối với các bậc học, các loại hình đào tạo.
- Chỉ đạo các khoa, bộ môn thực hiện nghiêm quy chế của Bộ GD&ĐT, các quy định của ĐHTN và của nhà trường về công tác thi, kiểm tra, đánh giá đối với các loại hình đào tạo.
- Tổ chức thi, chấm thi kết thúc học phần và hết môn theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT và của trường.
- Làm đầu mối xây dựng các lớp tập huấn, các đề án giúp các đơn vị trong trường phát triển công cụ lượng giá đào tạo phù hợp với thực tiễn.
- Tổ chức xây dựng, quản lý quy trình và công cụ đánh giá đào tạo phù hợp với từng ngành học, môn học; tổ chức xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi tự luận, vấn đáp và trắc nghiệm.
- Tham gia công tác tuyển sinh các hệ liên thông, hệ vừa làm vừa học của trường theo sự phân công của Hiệu trưởng.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện công tác khảo thí theo yêu cầu.
- Tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác khảo thí.
2.3. Công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng
- Giúp Hiệu trưởng triển khai các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy, xây dựng các quy định cụ thể để đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch công tác ĐBCLGD và tổ chức định kỳ tự đánh giá, đăng ký kiểm định chất lượng theo quy định của ĐHTN, Bộ GD&ĐT.
- Làm đầu mối tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thu thập tài liệu, minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá, tổng hợp hồ sơ đảm bảo chất lượng và lưu trữ tài liệu tự đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm.
- Tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên; đánh giá kết quả đầu ra, lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo và các yếu tố ĐBCLGD; từ đó lập kế hoạch cải thiện chất lượng.
- Định kỳ hàng năm báo cáo Hiệu trưởng, ĐHTN kết quả cải thiện chất lượng của Trường trên cơ sở báo cáo tự đánh giá chất lượng trường, kết quả đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá đồng cấp; đánh giá kết quả đầu ra, kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm học tiếp theo.
- Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng do Hiệu trưởng giao.
IV. Thông tin nhân sự
V. Thành tích đạt được
1. Danh hiệu thi đua
2. Hình thức khen thưởng