Nói đến Đại học Y - Dược Thái Nguyên là nói đến chiếc nôi đào tạo người thầy thuốc cho cả vùng miền núi phía Bắc một thời và nay là một trong những trung tâm đào tạo thầy thuốc trọng điểm Quốc gia. Trải qua một nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc, giảng viên, sinh viên Nhà trường ngày càng hoàn thiện về y thuật, giàu y đức và làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến để góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, tại Thị xã Thái Nguyên, nay là số 284, đường Lương Ngọc Quyến, T.P Thái Nguyên, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập Trường Y sĩ Việt Bắc thuộc Khu tự trị Việt Bắc, nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ y tế cho khu vực. Đến năm 1968, trên cơ sở sẵn có của Trường Y sĩ Việt Bắc, ngày 23/7/1968, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Phân hiệu Đại học Y khoa Miền núi của Trường Đại học Y Hà Nội. Khi đó, Trường đồng thời thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ y, bác sĩ và sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong hoàn cảnh đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc. Thành lập Phân hiệu Đại học, cũng là lúc Trường phải sơ tán tại vùng rừng núi thuộc xã La Hiên, huyện Võ Nhai. Phân hiệu Đại học Y khoa Miền núi có nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế có trình độ đại học cho các tỉnh miền núi, bổ túc cho cán bộ y tế cấp xã lên trình độ đại học y khoa.
Ngày đầu thành lập, tổ chức bộ máy Nhà trường gồm 4 phòng, 2 ban và 5 liên tổ bộ môn, với 25 thầy, cô giáo và 92 sinh viên đại học hệ chính quy khóa I. Khóa học đầu tiên được khai giảng ngày 5/12/1968, tại xóm Hang Hon, xã La Hiên, huyện Võ Nhai và xóm Cầu Mai, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ với gần 1.000 học viên gồm các hệ đào tạo chính quy, chuyên tu, hàm thụ bổ túc văn hóa, trong đó có cả sinh viên nước bạn Lào.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, Trường phải sơ tán nhiều nơi (huyện Võ Nhai, Phú Lương, Phổ Yên), nhưng với tinh thần "Dù khó khăn đến đâu, thầy và trò cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt" theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu, thầy và trò Nhà trường đã dựa vào sự đùm bọc, hỗ trợ của nhân dân, chủ động dựng lớp học làm nhà ở, phòng thí nghiệm… để hoàn thành nhiệm vụ.
Sau gần một năm đi vào hoạt động, ngày 8/10/1969, Bộ Y tế quyết định thành lập Bệnh viện Khu Tự trị Việt Bắc, đây chính là tiền đề của sự kết hợp mô hình Viện - Trường được hình thành và phát triển gắn đào tạo, nghiên cứu với thực hành của môi trường đào tạo Y - Dược.
Sau 6 năm thành lập, ngày 8/10/1973, Nhà trường tổ chức khai giảng năm học mới tại xã Thịnh Đán, đồng thời chuyển dần về cơ sở chính của Trường tại T.P Thái Nguyên. Ngày 7/10/1974, lớp bác sĩ đầu tiên sau 6 năm đào tạo chính quy tốt nghiệp ra trường và bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Cùng thời điểm này, Trường củng cố tổ chức và lựa chọn cử một số cán bộ, giảng viên đi học tập, nghiên cứu sinh tại nước ngoài nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn, đóng vai trò chủ yếu cho sự phát triển của Nhà trường sau này.
Ngày 24/1/1979, Chính phủ quyết định chuyển Phân hiệu Đại học Y khoa Miền núi thành Trường Đại học Y Bắc Thái. Cũng từ năm 1979, Tỉnh ủy quyết định thống nhất Đảng bộ Trường Đại học Y Bắc Thái và Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên thành Đảng bộ Bệnh viện và Trường Đại học Y Bắc Thái mở ra hướng kết hợp chặt chẽ Viện - Trường trong lĩnh vực đào tạo, phục vụ người bệnh và nghiên cứu khoa học.
Năm 1994, Trường Đại học Y Bắc Thái trở thành trường thành viên của nhà cái uy tin tại việt nam . Kể từ đây, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và thực hành được tổ chức chuyên sâu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2000, Trường đã liên kết với Đại học Dược Hà Nội để đào tạo lớp dược sĩ đại học hệ liên thông đầu tiên theo mô hình 3/1.
Kể từ đây, Đại học Y khoa bắt đầu hình thành mô hình đào tạo mới của một Đại học Y - Dược khu vực. Quy mô đào tạo ngày càng mở rộng không chỉ đào tạo cán bộ y tế theo chỉ tiêu Nhà nước giao mà còn hợp đồng đào tạo theo địa chỉ cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguồn nhân lực y tế cho đất nước. Lưu lượng sinh viên hàng năm từ 3.500 lên đến 6.500.
Không dừng lại đào tạo bác sĩ đa khoa, năm 2003, Trường đã tích cực hợp tác với một số khoa Điều dưỡng các trường đại học của Thái Lan đào tạo cử nhân điều dưỡng. Lần lượt sau đó, các mã ngành đào tạo được mở ra, như: Dược sĩ đại học, cử nhân Điều dưỡng, Bác sĩ Y học dự phòng, Bác sĩ Răng Hàm Mặt.
Cùng với đạo tạo đại học, Nhà trường chú trọng đào tạo sau đại học, trong đó đào tạo tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sĩ nội trú và thạc sĩ. Năm 2007, Bệnh viện Trường được thành lập, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và thực hành, đào tạo các trình độ của Nhà trường.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, từng bước cập chuẩn quốc tế, những năm qua, hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế luôn được Trường quan tâm đầu tư và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đến nay, Trường đã hợp tác với trên 20 trường đại học quốc tế, được Nhật Bản lựa chọn đào tạo theo đặt hàng điều dưỡng tiêu chuẩn quốc tế, hàng năm tiếp nhận hàng trăm lượt sinh viên đến từ nhiều quốc gia tham gia học tập, nghiên cứu khoa học…
Nhà trường hiện có 339 giảng viên cơ hữu, 3 giáo sư, 13 phó giáo sư, 50 tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa II, 184 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I và gần 100 nghiên cứu sinh cao học, tiến sĩ đang học tập, nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Với mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, 5 năm qua, Nhà trường tăng cường đầu tư ngân sách cho việc củng cố và nâng cấp, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đào tạo. Bằng các nguồn vốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Thái Nguyên và nhà cái uy tin tại việt nam , Nhà trường được tiếp nhận trên 70 tỷ đồng xây dựng nhà điều hành 11 tầng khang trang, cùng khu ký túc xá sinh viên mới. Trong 5 năm qua, Trường đã tiếp nhận gần 48 tỷ đồng từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư cho Trường Dự án Huyết học truyền máu, Chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu và khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã đầu tư trên 4 triệu USD cho Dự án "Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế" để nâng cao năng lực cán bộ, giáo viên và đầu tư vào cơ sở vật chất.
Có thể nói, mỗi giai đoạn lịch sử, đội ngũ nhà giáo, thầy thuốc, nhà khoa học của Trường luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngành Y tế và thực hiện sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. 50 năm xây dựng và phát triển, hàng vạn lượt bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia Y tế đã trưởng thành từ mái trường này, hiện vẫn là lực lượng nòng cốt tại các cơ sở y tế trên cả nước. Không ít thầy thuốc đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành của Y tế trong nước và quốc tế…
Với những đóng góp đó, Nhà trường vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ, như: Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba, nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ… Năm 2017, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận Trường đạt chuẩn chất lượng đào tạo. Phát huy truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, viên chức, giáo viên và học viên Nhà trường quyết tâm nâng cao chất lượng đào tạo và chăm sóc người bệnh, hướng tới xây dựng Trường thành một đại học về sức khỏe đa ngành, đa bậc đào tạo, là cơ sở đào tạo trọng điểm về nhân lực ngành Y tế, có đội ngũ nhà khoa học, giảng viên trình độ cao, cơ sở vật chất đồng bộ để vừng vàng hội nhập quốc tế.
Từ năm 2008 đến nay, Nhà trường đã triển khai 32 đề tài cấp bộ (3 đề tài cấp bộ trọng điểm), 33 đề tài cấp đại học, 510 đề tài cấp cơ sở, đã có 34 giải thưởng về nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, giải thưởng Vifotex. Đặc biệt, Nhà trường đã có nhiều đề tài hợp tác nghiên cứu với các tổ chức quốc tế và các trường đại học trên thế giới. Trong 5 năm qua, Nhà trường đã chuyển giao hàng chục đề tài khoa học công nghệ cho các địa phương, đồng thời bồi dưỡng hàng nghìn lượt cán bộ y tế cơ sở.
Trường Đại học Y - Dược hôm nay
Nhà giáo Ưu tú, GS.TS Nguyễn Văn Sơn
(Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường)